Khái quát MOC về kỹ năng đặc định với Việt Nam

Khái quát MOC về kỹ năng đặc định với Việt Nam

Khái quát MOC về kỹ năng đặc định với Việt Nam

16:18 - 30/10/2019

Lượt xem : 693

Ngày 23 tháng 7 năm 2019 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

20 món ăn truyền thống nhất định phải thử khi đến Đức
TOP 8 MÓN ĂN NGON NHẤT CỦA ẨM THỰC MÙA HÈ NHẬT BẢN
TOP 10 đơn hàng đi Nhật được săn đón nhiều nhất 2024
5 ĐIỀU KIỆN đi xuất khẩu Nhật Bản 2024
Tiếng Đức có phổ biến không? Những quốc gia sử dụng tiếng Đức trên thế giới

Ngày 23 tháng 7 năm 2019
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

1. Khái quát về chương trình kỹ năng đặc định

 

2. Khái quát MOC về kỹ năng đặc định với Việt Nam

Mục đích・Nội dung hợp tác: 

  • Mục đích: Bảo vệ người lao động kỹ năng đặc định thông qua hoạt động phái cử và tiếp nhận được triển khai một cách thuận lợi và đúng luật.
  • Chia xẻ thông tin: Chia sẻ thông tin cần thiết và hữu ích để giải quyết vấn đề và đảm bảo cho hoạt động phái cử và tiếp nhận được triển khai một cách thuận lợi
    và đúng luật (Chia sẻ thông tin:① tổ chức trung gian quản lý tài sản của người lao động như việc thu tiền ký quỹ, ② yêu cầu lao động kỹ năng đặc định ký hợp
    đồng có quy định phạt vi phạm hợp đồng, ③ vi phạm nhân quyền, ④ giả mạo hồ sơ, ⑤ thu phí trái luật, ⑥ các hành vi vi phạm luật pháp khác).
  • Hợp tác để giải quyết vấn đề: tổ chức trao đổi định kỳ hoặc khi cần thiết (nội dung trao đổi chủ yếu: ① thực hiện・thay đổi chính sách liên quan tới chương trình
    kỹ năng đặc định, ② chia sẻ thông tin về tổ chức trung gian môi giới lao động kỹ năng đặc định, ③ chấn chỉnh cơ quan phái cử・cơ quan tiếp nhận không phù hợp,
    ④ thực hiện đúng kỳ thi kỹ năng・năng lực tiếng Nhật, ⑤ quản lý việc lưu trú của lao động kỹ năng đặc định tại Nhật Bản, ⑥ ngăn ngừa du học trá hình tới Nhật
    Bản, ⑦ khu vực làm việc・ngành nghề…)
  • Hợp tác thực hiện kỳ thi: ① Phía Nhật Bản chuẩn bị trên cơ sở được Chính phủ Việt Nam đồng ý, ② phía Nhật thông báo cho phía Việt Nam danh sách thí
    sinh dự thi, danh sách thi đỗ, ③ Việt Nam sẽ cử nhân viên đến giám sát kỳ thi nếu cần thiết và hợp tác trên cơ sở phía Nhật có đề nghị, ④ trên cơ sở được Chính
    phủ Việt Nam đồng

Cam kết của Nhật Bản

  • Chỉ tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định người Việt Nam đã hoàn thành các thủ tục theo
    quy định của pháp luật Việt Nam và có tên trong “Danh sách xác nhận” được thông qua bởi
    Bộ Việt Nam.
  • Đưa vào văn bản hướng dẫn các cơ quan tiếp nhận về nguyên tắc chia sẻ chi phí liên quan
    cần thiết để phái cử lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài.
  • Công khai thông tin liên quan đến việc thu hồi giấy phép của cơ quan phái cử.
  • Chia sẻ thông tin với Bộ Việt Nam về lệnh chấn chỉnh đối với tổ chức tiếp nhận và danh
    sách cơ quan hỗ trợ đăng ký.
  • Cơ quan tiếp nhận hỗ trợ việc đảm bảo nơi cư trú, không thu quá phần chi phí thực tế m?
    người lao động chi trả định kỳ cho nơi cư trú.
  • Khi nhận thông báo về cơ quan tiếp nhận hoặc cơ quan hỗ trợ đăng ký có hành vi vi phạm
    thì tiến hành điều tra, có biện pháp xử lý và thông báo cho Bộ Việt Nam.
  • Nghiêm cấm các cá nhân như du học sinh bị đuổi học, thực tập sinh kỹ năng bỏ ra ngoài
    hợp đồng tham gia các kỳ kiểm tra kỹ năng.
  • Cung cấp thông tin cần thiết khi nhận được đề nghị từ Bộ Việt Nam liên quan đến việc tiếp
    nhận lao động kỹ năng đặc định.
  • Liên quan đến du học sinh Việt Nam thay đổi tư cách lưu trú sang lao động kỹ năng đặc
    định sẽ có các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn việc lợi dụng chương trình du học cho
    mục đích làm việc tại Nhật Bản.
  • Không tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định người Việt Nam chưa hoàn thành các thủ tục
    cần thiết theo quy định của Việt Nam

Cam kết của Việt Nam

  • Thẩm định và cho phép cho cơ quan phái cử đáp ứng tiêu chuẩn. Không
    cho phép cơ quan phái cử đưa người lao động kỹ năng đặc định đến các
    tổ chức tiếp nhận có hành vi không phù hợp với luật pháp Việt Nam.
  • Công khai thông tin cơ quan phái cử và cung cấp cho phía Nhật.
  • Khi nhận được thông báo về cơ quan phái cử có những hành vi không
    phù hợp thì tiến hành điều tra, có biện pháp xử lý và thông báo cho phía
    Nhật.
  • Công khai thông tin về lệnh chấn chỉnh đối với một tổ chức tiếp nhận v?
    danh sách các cơ quan hỗ trợ đăng ký
  • Thu hồi giấy phép của cơ quan phái cử không đáp ứng tiêu chuẩn, thông
    báo cho phía Nhật.
  • Ban hành các quy định liên quan đến chi phí, lệ phí cần thiết và vé máy
    bay.
  • Cấp danh sách xác nhận lao động kỹ năng đặc định.
  • Hướng dẫn Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản tiếp nhận báo
    cáo thay đổi tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định” và cấp “danh sách xác
    nhận”.
  • Cung cấp thông tin cần thiết khi nhận được đề nghị từ các Bộ, Ngành
    Nhật Bản.

 

 

Vận dụng MOC về kỹ năng đặc định với Việt Nam

Cách xử lý Danh sách xác nhận

  • Trong MOC có nêu rằng Nhật Bản chỉ tiếp nhận những lao động kỹ năng đặc định có tên trong Danh sách xác nhận do Bộ Việt Nam cấp (mẫu danh sách là phụ lục MOC).
  • Trường hợp lao động nhập cảnh Nhật Bản lần đầu thì Danh sách xác nhận sẽ do Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xét
    duyệt ở trong nước. Trường hợp người Việt Nam đang cư trú ở Nhật muốn chuyển đổi tư cách lưu trú sang “kỹ năng đặc định” thì Danh sách xác nhận sẽ do Đại sứ quán
    Việt Nam tại Nhật Bản xét duyệt.

Cách xử lý việc ghi tên du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản vào Danh sách xác nhận

  • Trong MOC có nêu rằng du học sinh đã tốt nghiệp ít nhất khóa học 2 năm của các trường có cấp bằng tại Nhật Bản và có nguyện vọng chuyển đổi sang tư cách lưu trú “kỹ
    năng đặc định” sau khi thi đỗ các kỳ kiểm tra và thi thì có thể trở thành đối tượng điển hình được ghi tên vào Danh sách xác nhận.
  • Bằng (degree) ở đây được hiểu là văn bằng (tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đại học, cử nhân cao đẳng) mà học viên nhận được sau khi hoàn thành khóa học sau đại học, đại học,
    cao đẳng, bằng chuyên môn sau khi hoàn thành khóa học chuyên môn tại trường đào tạo nghề (senmon gakko), chứng chỉ kết thúc khóa học hoặc tín chỉ sau khi hoàn
    thành khóa học không chuyên tại trường đào tạo nghề, khóa học tại cơ sở giảng dạy tiếng Nhật hoặc khóa học tại các cơ sở đào tạo khác

Cách xử lý đối với các khu vực và ngành nghề mà Luật pháp Việt Nam cấm

Khoản 4 điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về việc nghiêm cấm hành vi: “Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm
việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.”

Nghị định 126/2007/CP (Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) có quy định chi
tiết về công việc, ngành nghề và khu vực bị cấm như sau:

1. Khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
2. Khu vực mà nước tiếp nhận lao động cấm người lao động nước ngoài đến làm việc.
3. Những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thể trạng của người Việt Nam;

Cách xử lý Hợp đồng cung ứng lao động

  • Khoản 1 điều 18 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định: “Hợp đồng cung ứng lao động phải được đăng ký với Bộ Lao động –
    Thương binh và Xã hội.”
  • Do vậy, trường hợp phái cử người lao động Việt Nam thì giữa cơ quan phái cử và cơ quan tiếp nhận (hoặc doanh nghiệp giới thiệu việc làm làm trung gian phái cử) cần phải
    ký Hợp đồng cung ứng lao động.

3. Lịch trình trong thời gian tới

Đây là dự kiến tại thời điểm hiện tại, sau đây có thể thay đổi

 

CÔNG TY CỔ PHẦN KJVC VIỆT NAM

Tư Vấn Du Học & Xuất Khẩu Lao Động Đi Các Nước Nhật Bản, Hàn Quốc … Trực Thuộc BLĐ Thương Binh Xã Hội

Địa Chỉ: Tầng 3A, Tòa Mỹ Đình Plaza,số 138 Trần Bình, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện Thoại :(+84) 24-3232-1051 / (+84)24-3555-1860

Hotline : 0972-086-236 / 0973-581-534